Top 10 nữ quản lý chuyên nghiệp giúp truyền động lực, cảm hứng cho thế hệ sau
Để có được sự thành công vượt trội như hiện tại, các nữ doanh nhân này đã chú trọng trong đầu tư kiến thức chuyên môn, xây dựng kế hoạch quản lý hiện đại, chịu áp lực cao, phong cách làm việc khoa học. Dưới đây, Địa chỉ vàng sẽ điểm qua danh sách 20 nữ quản lý chuyên nghiệp hàng đầu Việt nam giúp truyền cảm hứng, động lực cho thế hệ sau.

Để có được sự thành công vượt trội như hiện tại, các nữ doanh nhân này đã chú trọng trong đầu tư kiến thức chuyên môn, xây dựng kế hoạch quản lý hiện đại, chịu áp lực cao, phong cách làm việc khoa học. Dưới đây, Địa chỉ vàng sẽ điểm qua danh sách 20 nữ quản lý chuyên nghiệp hàng đầu Việt nam giúp truyền cảm hứng, động lực cho thế hệ sau.
1. Nguyễn Ngô Vi Tâm (43 tuổi) – CEO Vĩnh Hoàn
Gắn bó với Vĩnh Hoàn hơn 20 năm, bà Nguyễn Ngô Vi Tâm đã trải qua nhiều vị trí quan trọng từ nhân viên kinh doanh cho tới trưởng phòng kinh doanh và là phó tổng giám đốc vào năm 2016 trước khi được bổ nhiệm làm tổng giám đốc.

Vĩnh Hoàn là công ty xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam và luôn dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu từ năm 2009 cho tới nay. Hiện tại, bà Tâm đang điều hành hơn 10 nghìn nhân viên với tổng công suất các nhà máy chế biến đạt 1000 tấn cá tra mỗi ngày.
Bà Vi Tâm có bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh của trường Đại học Quản trị Maastricht Hà Lan. Bà cũng tốt nghiệp Trường Đại học Luật TP.HCM bà làm cho công ty luật YKVN, đơn vị tư vấn cho Vĩnh Hoàn trong vụ kiện chống bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ nên đã lọt mắt xanh nhà sáng lập Vĩnh Hoàn và được mời về làm việc.
2. Nguyễn Thái Hải Vân (42 tuổi) – Giám đốc điều hành Grab Việt Nam
Nguyễn Thái Hải Vân đảm nhiệm chức Giám đốc điều hành Grab Việt Nam vào cuối năm 2019. Mặc dù sau đó đại dịch Covid-19 bùng phát nhưng Hải Vân đã dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua những biến động lớn bằng cách thực hành phong cách “làm gương” và “cổ súy” cho lối sống xanh, cân bằng, hỗ trợ các cộng sự tìm động lực để tự phát triển.

Trước khi gia nhập vào gia đình Grab Việt Nam, Hải Vân đang phát triển sự nghiệp tại Unilever Việt nam ở vị trí cuối cùng là Phó Chủ tịch phụ trách ngành hàng chăm sóc cá nhân & chiến lược truyền thông.
3. Huỳnh Thị Xuân Liên (44 tuổi) – Chủ tịch Công ty Thời trang CAO (CAF)
Bà Huỳnh Thị Xuân Liên đang là thành viên hội đồng quản trị tại Công ty Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ). Đồng thời, bà cũng đảm nhiệm chức Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Thời trang CAO – Thương hiệu trang sức cao cấp nhất của PNJ.

Trước đó, bà Liên từng là Tổng Giám đốc nhượng quyền thương mại của ngành hàng nước giải khát PepsiCo tại thị trường Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc cấp cao Công ty nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam, nơi bà đã từng gia nhập từ năm 2007.
Ngoài ra, bà Liên đã từng công tác ở nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng tại Việt Nam như: LG, Unilever, Dutch Lady,… Bà Liên cũng đang là Phó Chủ tịch hội Nữ doanh nhân TP.HCM và Phó Chủ tịch Hiệp hội Marketing Việt Nam.
4. Nguyễn Phụng Trân (47 tuổi) – CEO Constantia Việt Nam
Sau 3 năm làm CFO tại Constantia, bà Nguyễn Phụng Trân đã được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc vào năm 2019. Đây là thành viên của Constantia Flexibles – Tập đoàn đa quốc gia có trụ sở đặt tại Áo, chuyên cung cấp các giải pháp bao bì đa dạng cho những công ty sản xuất hàng tiêu dùng và dược phẩm.

Tại đây, bà Trân đã dẫn dắt công ty đạt được các mục tiêu tăng trưởng đã vạch ra, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Từ năm 2013 – 2016, bà Trân là Phó Tổng Giám đốc tài chính của Trường Đại học RMIT tại TP.HCM.
Bà Trân cũng có hơn 13 năm kinh nghiệm công tác tại P&G. Sau khoảng thời gian làm việc tại P&G Asia Singapore, bà Trân đã có 3 năm làm việc cùng P&G Indochina ở Bình Dương với vị trí Giám đốc tài chính nhà máy.
Bà Trân tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Trường Quản trị Eller thuộc Đại học Arizona (Hoa Kỳ) năm 2005 theo học bổng Fulbright. Bà Trân cũng có bằng cử nhân Quản lý Công nghiệp tại Trường Đại học Bách khoa TP.HCM.
5. Nguyễn Bạch Điệp (50 tuổi) – Chủ tịch FPT Retail
Mặc dù bà Bạch Diệp và FPT Retail gặp nhiều khó khăn từ đại dịch C-vid-19, thế nhưng đây lại là năm gặt hái nhiều trái ngọt của hệ thống nhà thuốc Long Châu. Nắm bắt nhu cầu tăng cao trong thời kỳ dịch bệnh, Long Châu đã nhanh chóng mở rộng chuỗi lên đến 400 địa điểm, tăng lên 200 cửa hàng so với trước đó.

Năm 2021, hệ thống nhà thuốc Long Châu đã bắt đầu có lãi sớm hơn 2 năm so với dự kiến. Thời điểm đó, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giữa năm 2021, hệ thống bán lẻ thiết bị điện tử tiêu dùng phải đóng 50% số lượng cửa hàng do giãn cách xã hội và phòng chống dịch bệnh đang lây lan mạnh tại các tỉnh trên cả nước.
Bà Diệp cũng đã đẩy mạnh các hoạt động bán hàng trực tuyến, lượng nhân viên bán hàng trực tiếp cũng chuyển thành nhân viên tư vấn và giao hàng. Lúc dịch bệnh được kiểm soát, FPT đã mở thêm 52 cửa hàng, nâng tổng số địa điểm lên đến 647, dần củng cố vị thế trở thành nhà bán lẻ thiết bị điện tử lớn thứ 2 thị trường, dẫn đầu thị phần bán lẻ máy tính xách tay.
6. Đặng Tuyết Dung (50 tuổi) – Giám đốc Quốc gia Visa Việt Nam và Lào
Bà Đặng Tuyết Dung đang nắm giữ vai trò Giám đốc Visa Việt Nam – lào từ năm 2018. Bà chịu trách nhiệm giám sát các lĩnh vực kinh doanh của Visa ở 2 quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc tại khu vực Đông Nam Á.

Bà Dung đã để lại nhiều dấu ấn trong chỉ đạo thay đổi cách tiếp cận về việc mở rộng, triển khai những giải pháp của Visa trên thị trường, gắn kết hành vi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, bà Dung cũng mở rộng phân khúc đối tác từ ngân hàng sang các tổ chức, công ty tài chính công nghệ, một số đơn vị chấp nhận thanh toán ở lĩnh vực thương mại điện tử, hàng không, bán lẻ,…
Bà Dung cũng là 1 trong những người lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm ở lĩnh vực tài chính Việt Nam. Trước khi gia nhập Visa, bà Dung cũng đã từng có nhiều kinh nghiệm khi trải qua các vị trí quản lý cấp cao tại Citibank Việt Nam, Maritime Bank.
7. Nguyễn Diệu Linh (48 tuổi) – Chủ tịch Vinhomes
Bà Nguyễn Diệu Linh đang là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vingroup và Chủ tịch Công ty Cổ phần Vinhomes, thành viên thuộc Tập đoàn tư nhân lớn nhất tại Việt nam.
Tháng 8/2018, Bà Linh được bầu vào Hội đồng quản trị Vinhomes, nắm giữ vị trí Phó chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc từ tháng 7/2018 – 28/2/2019. Đến ngày 28/2/2019, bà Linh đã trở thành Chủ tịch Công ty Cổ phần Vinhomes.

Bà Linh đã có hơn 18 năm làm việc tại Tập đoàn Vingroup, trước đó bà là chuyên gia pháp lý của một hãng luật (Ngo Migueres & Partner) tại Hà Nội. Bà Linh tốt nghiệp Trường Đại học Hà Nội với bằng cử nhân chuyên ngành Ngoại ngữ Pháp với Anh văn; bằng cử nhân Luật tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bà cũng đã hoàn thành chương trình thạc sĩ Luật ở Pháp.
8. Tôn Nữ Tường Vân (38 tuổi) – Trưởng bộ phận trải nghiệm khách hàng của Amazon khu vực châu Âu
Tôn Nữ Tường Vân gia nhập Amazon tại Luxemburg, châu Âu từ tháng 12 năm 2021 với vị trí trưởng bộ phận trải nghiệm khách hàng. Tường Vân phụ trách quản lý các dịch vụ cho những nhà sản xuất sử dụng Amazon làm kênh phân phối sản phẩm tới người dùng.

Trước đó, Tường Vân đã có 14 năm gắn bó cùng Tập đoàn hàng tiêu dùng nhanh từ Mỹ Procter & Gamble. Cô phụ trách quản lý các nhãn hàng chủ lực tại những thị trường lớn nhất châu Á như: Bột giặt Ariel và Tide ở Nhật Bản, nước xả vải Downy + Lenor tại Nhật, Hàn Quốc, Đông Nam Á.
Từ 2017 – 2020, Tường Vân đã quản lý và lên kế hoạch chiến lược dài hạn cho ngành hàng nước xả vải của Mỹ Procter & Gamble trên toàn cầu. Cô cũng đã đã làm việc với tất cả bộ phận trong quá trình xây dựng nên 1 sản phẩm hướng tới người tiêu dùng, tạo sản phẩm, sản xuất ở nhà máy, nghiên cứu thị trường, quảng cáo và phân phối.
Trong vòng 14 năm, Tường Vân đã luân chuyển qua nhiều quốc gia để sinh sống và làm việc. Cô cũng tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM vào năm 2007.
9. Đặng Phạm Minh Loan (40 tuổi) – CEO Công ty Cổ phần sữa Quốc tế
Bà Đặng Phạm Minh Loan đã được bổ nhiệm làm CEO của Công ty Cổ phần sữa Quốc tế vào năm 2020. Trải qua 2 năm điều hành, bà Loan góp phần đưa doanh thu của công ty tăng trưởng gấp 2,5 lần, lợi nhuận tăng tám lần so với cuối năm 2019.

Trước khi gia nhập Công ty Cổ phần sữa Quốc tế, bà Loan từng làm Phó Tổng Giám đốc và Giám đốc đầu tư Tập đoàn VinaCapital. Bà đã gắn bó với định chế tài chính này khoảng 15 năm, đại diện cho cổ phần của VinaCapital tại nhiều công ty lớn như Dược Hậu Giang, Tập đoàn Mai Linh, Hòa Phát,…
Trước khi gia nhập vào VinaCapital, bà Loan cũng đã từng làm việc cho KPMG, Unilever Việt Nam. Bà Loan tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế TP.HCM và có bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Hawaii – Hoa Kỳ.
10. Lương Thị Lệ Thủy (52 tuổi) – Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam, Lào và Campuchia
Bà Lương Thị Lệ Thủy nắm giữ chức vụ Tổng Giám đốc Cisco Systems Việt Nam, Lào và Campuchia từ 2015. Bà đảm nhiệm phụ trách các hoạt động phục vụ khách hàng trong nhiều ngành kinh tế để mang những sáng tạo mới nhất của Cisco đến khu vực, hiện thực hóa mục tiêu kinh doanh, góp phần đổi mới nền công nghệ tại quốc gia bà quản lý..

Bà Thủy có nhiều đóng góp quan trọng đối với Cisco Việt Nam khi lãnh đạo hoạt động kinh doanh ở 2 phân khúc thị trường doanh nghiệp và chính phủ, triển khai nhiều sáng kiến kết hợp các nhóm bán hàng, marketing, kênh phân phối, đối tác chiến lược, kiến trúc công nghệ.
Bà Thủy phát triển chiến lược dựa trên khả năng sáng tạo về giải pháp và kiên định trong thực thi. Bà còn đam mê với các hoạt động xây dựng nét đẹp văn hóa, lấy con người làm ưu tiên hàng đầu, tạo cơ hội, thách thức cho toàn thể nhân sự.
Trên đây là top 10 nữ doanh nhân thành công có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế trong và ngoài nước. Hy vọng thông qua nội dung bài viết này, bạn sẽ tìm thấy động lực và hình mẫu phù hợp để bản thân nỗ lực, phát triển một cách bứt phá.